Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
Chợ Quê ( phần 1 )
Làng tôi có khu chợ Dộc, là một trong ba chợ lớn nhất của khu vực trong những năm 1965 về trước. Trong chợ có những cây đa, cây đề cổ thụ, toả bóng mát rợp. Xa xưa chợ có hàng chục dãy cầu chợ. Mỗi dãy có năm gian với mười hai chiếc cột đá cao chừng gần hai mét xếp hàng thẳng tắp. Mỗi chiếc cột là một khối đá được đẽo gọt hình trụ đường kính khoảng trên hai mươi phân. Các dãy cầu chợ này bắt vần suốt ba vế Tây, Nam, Đông, toàn bộ khu giữa chợ là bãi cỏ bằng phẳng. Sau hòa bình 1954 một số cầu chợ còn lợp ngói móc, một số đã bị phá trong chiến tranh được lợp lại bằng rơm rạ. Hàng quán bán đủ thứ, chủ yếu là hàng nông sản. Dãy hàng gạo, hàng chè xanh, rồi đến hàng thịt, hàng cá cùng với mấy rổ ốc, giỏ cua. Dãy hàng khô với đủ thứ từ trên rừng đến dưới biển mang về. Dãy hàng lợn con, hàng gà chiếm cả phần phía Nam chợ. Cuối dãy cầu phía Tây mấy bà hàng mắm với những chiếc thùng ghép bằng gỗ, trên nắp chỉ có một lỗ nhỏ cho vừa cái "duộc" để múc bán cho khách hàng. Đâu đó đậm đà, thơm phức hương vị đồng quê từ nồi diêu cua của mấy hàng bún diêu còn nghi ngút khói. Tiếng dao chan chát của ông hàng phở đập hành. Chợ còn đông vui bởi mấy dãy hàng khoai, hàng sắn, lại còn cả mấy gánh dây khoai lang, mấy gánh bèo. Chỗ kia thì bán vài quả mít, mấy trái ổi vàng thơm lăn lóc trong cái rổ con. Mùa nào thức ấy, từ thóc lúa, ngô khoai đến hoa trái trong vườn, dân quê tôi đều mang ra chợ đổi trao, mua bán.
Dưới gốc đề già có bố con ông hát xẩm với cái giọng rè rè xen trong tiếng nhị réo rắt lúc bổng lúc trầm. Thỉnh thoảng lại có người thả mấy đồng xu vào mảnh nón rách để bên. Gần xa vọng lại tiếng rao đủ loại, đủ cỡ làm cho phiên chợ càng thêm đông vui náo nhiệt hơn nhiều. Lần nào cũng vậy tôi chỉ thích kéo tay bà đi qua dãy "hàng xén" nằm ở mấy gian cầu phía Tây. Họ bán các loại hàng thủ công, mỹ nghệ như cặp tóc, gương, lược, bút, mực, giấy viết và đồ chơi trẻ con. Ở gần cổng chợ là dãy hàng bán các loại bánh trái. Mấy mẹt bánh đúc rẻo thơm như tiếng chào mời. Những chiếc bánh khoai, bánh tẻ, bánh giò còn nóng hổi. Đứng ở đây đã cảm nhận được làn khói than hoa vừa khét vừa thơm, tiếng quạt phành phạch của bà hàng bánh đa. Những chiếc bánh ròn khô cứ lật đi, lật lại trên chậu than hồng, dần phồng lên, vàng rộm. Bánh trái cũng tuỳ theo mùa để những quán hàng đổi thay cho phù hợp. Món mà tôi yêu thích nhất là bánh bột lọc. Mỗi chiếc bánh được bọc bằng hai đoạn lá dứa dại gấp thành hộp chữ nhật, đầu vuông bằng bề rộng của phiến lá , bánh dài khoảng một gang tay trẻ con, giữa hơi thon nhỏ được buộc bằng sợi lạt hồng. Bóc lớp lá ra là khối bột trong suốt, nhìn rõ nhân bên trong. Nhân bánh làm bằng đỗ xanh trộn đường trắng, có lẫn những hạt vừng rang. Bánh vừa dẻo lại vừa ròn. Nếu bẻ đôi chiếc bánh,nó uốn cong rồi gãy "tách" một tiếng, hương dàu chuối lẫn vừng rang thơm mát cả xung quanh.
Ở một góc cầu chợ phía Nam là hàng "Cháo Cói" lúc nào cũng bốc khói thơm lừng. Cháo do một bà người ở làng Cói mang về chợ bán, cũng có lẽ vì thế mà người ta đặt cho nó thành tên. Cái danh từ "cháo Cói " còn được dùng đến ngày nay. Loại cháo này được nấu bằng bột gạo nghiền nhỏ, trộn thêm ít thịt nạc xé tơi, cho mắm muối vừa vặn. Bát cháo Cói có màu nâu tím của gạo nếp cẩm, những miếng thịt nạc nhỏ xíu trên mặt bát cháo đều khắp như chia. Dẫu chen lẫn trong màu cháo đặc quánh, mỗi miếng thịt vẫn như những hạt bông tơi xốp. Trong bát cháo còn như có cả những hạt bột vón. Mà hình như không phải vậy, nó đầm đậm, thơm thơm, làm cho cảm giác đậm ngọt lưu lại lâu nơi đầu lưỡi, rồi mới từ từ lan toả, thấm vào cuống lưỡi trước khi đến với dạ dày.
Nhiều hôm tôi theo bà dạo một vòng quanh chợ mà chẳng mua gì, những lúc nông nhàn nhiều người khác cũng vậy. Họ đi chợ để chơi, xem cho vui thôi, ở nhà cũng chẳng làm gì. Riêng tôi, trước khi ra về thế nào cũng được mua một con "tò he" của ông già ngồi cạnh mấy bà hàng xén. Ông già nặn rất khéo tay từ những khối bột gạo dẻo xoăn, với nhiều màu sắc sặc sỡ, ông nặn theo đúng yêu cầu của những khách hàng tý hon…
( còn nữa )
Tháng 7 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Mặt Trời và Mặt Trăng
Mặt trời dậy sớm
Đánh thức mọi sinh linh
Gọi sự sống nảy mầm xanh
Giá băng tan chảy
Những mảnh ghép hỗn mang dần khép lại
Nên hình hài sông núi, cỏ cây
Cưỡi sóng biển Đông
Mặt trời đến mỗi ngày
Chói trang
Gay gắt
Những tia nắng chảy tràn mặt đất
Chăm chút từng nhánh lúa, mầm khoai
Ghé lũy tre làng nghe câu hát ầu ơi
Kẽo kẹt võng đưa
Tiếng bà ru cháu
Mỗi hoàng hôn
Phía chân mây hư ảo
Gửi lại ánh vàng
Lộng lẫy
Vầng trăng
Một chút kiêu sa
Đằm thắm
Dịu dàng
Nhẹ gót thiên thần
Trong ca dao
Huyền thoại
Nếu một ngày kia
Mặt trời không trở lại
Hành tinh xanh cứ âm ỉ
Nỗi buồn
Còn nếu mặt trăng bỗng tan biến mất
Thì lệ sầu
Ào ạt
Trào tuôn
Mặt trời
Mặt trăng
Ai nặng tình hơn ?
Tháng 7 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
Rừng Trám
Tôi sinh ra và lớn lên giữa một miền quê tuyệt đẹp với nhiều truyền thuyết hào hùng. Dẫu nằm giữa miền đồng bằng Bắc bộ, nhưng nhiều khách lạ qua đây có cảm giác đi giữa một miền trung du với những gò đồi đất đỏ, những khóm hoa mua nhuộm tím khoảng trời chiều.Ven gò cao là những khóm dứa dại nối theo nhau chạy dài tít tắp. Ẩn hiện giữa rừng trám già nua là những ruộng sắn lên xanh mơn mởn, những vườn chè xanh cao lút đầu người. Sát bìa cái “Dộc” đất cao cao ấy là làng tôi, một ngôi làng cũng già, cũng cổ như cái mảnh đất mà nó đang nương náu. Cũng có lẽ vì cái địa thế ấy mà làng “Dộc” được gọi thành tên. Còn trong địa danh hành chính là làng Dục Nội.
Bãi sắn ven Thành Cổ Loa
Theo một số tư liệu lịch sử ghi lại thì quê tôi nằm liền kề phía Bắc vòng thành thứ 3 của Cổ Loa thành. Khi chúng tôi còn ở cái tuổi “ chăn trâu cắt cỏ” thì những vòng thành còn sừng sững bao quanh. Những cái tên thân thương tưởng chừng không bao giờ mất: Đường Quan Báo, gò Ông Đống, Núi Đỏ, Cửa Trấn Bắc, Rừng Tây…
Cửa Trấn Bắc
Nhiều gò đất cao
Nằm giữa vòng thành thứ hai và vòng thành thứ ba là “ Rừng Trám”. Những cây trám đen cổ thụ có lẽ cũng hàng trăm năm tuổi. Nhiều cây tỏa bóng mát cả nửa sào đất, lớp vỏ đã sần sùi, nứt nẻ, ba đứa trẻ chúng tôi nối vòng tay mà chưa ôm hết thân cây. Rừng trám mênh mông có lẽ cũng hàng nghìn cây to nhỏ xen tán bên nhau mát rợp cả một vùng. Có lẽ ở lứa tuổi chúng tôi ngày ấy chẳng có ai không có những kỷ niệm đáng nhớ với rừng trám quê hương. Chiều chiều vắt vẻo trên lưng trâu, chúng tôi rồng rắn nối đuôi nhau vượt qua con đường xe lửa, lan tỏa ra dưới những tán lá trám rậm rì. Cứ thế chúng tôi nô đùa thỏa thích mặc cho lũ trâu ung dung gặm cỏ suốt chiều. Những ngày tháng ba, khi những quả trám non vừa bằng ngón tay út ngơ ngác vượt qua tán lá nhìn ngắm bầu trời, cũng là lúc chúng tôi có dịp ăn thỏa thích. Những trái trám non chấm muối ớt vừa chát, vừa bùi, hăng hăng, thơm thơm khó tả. Cũng phải nói thêm hàng tháng trời với hàng trăm đứa trẻ tự do trèo hái quả cũng chẳng thấm vào đâu. Năm nào trám cũng sai quả, nặng trĩu đầu cành. Cuối tháng bảy, đầu tháng tám, những trái trám bắt đầu chín đen. Chúng tôi lại thi nhau vặt đầy vạt áo chạy đến những vũng nước hiếm hoi ở khu đất trũng ven “rừng ”. Những trái trám được ngâm trong vũng nước nóng ran dưới cái nắng “ rám trái bưởi ” chừng 20 phút là chín nụng, thế là lũ trẻ vớt lên thi nhau xoa xoa vào vạt áo, ống quần rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Trám chín ăn bùi, thơm lại có vị béo ngậy. Những hàm răng trắng tởn bỗng tím đen, đứa nọ nhìn đứa kia cười chảy nước mắt rồi lại hò hét đuổi nhau làm cho lũ chim trên cành cũng bay túa lên cao. Cuộc đời đã cho tôi được đi, được sống nhiều nơi, nhưng chưa đâu có nhiều trám đen đến vậy. Đã có thời trám đen nổi danh cùng tương ngọt quê tôi lan rộng khắp vùng. Trám hái về cho vào rổ, dùng chân chà sát nhiều lần cho hết lớp nhựa bao quanh ( người dân quê tôi thường gọi là lớp xáp ). Nếu không bỏ hết lớp “xáp” ấy thì vỏ cứng, ăn chát. Khi nấu chỉ cần bỏ trám vào nồi nước đã đun nóng khoảng gần 90 độ, nhắc khỏi bếp, đậy vung chừng 20 phút là chín nục. Nếu đun sôi thì càng đun trám càng cứng, không thể ăn được. Trám đen chấm tương Dục Nội thì thật là một tuyệt tác thiên nhiên ban tặng cho miền quê đồng ruộng bạc màu này. Vị trám béo bùi lẫn trong hương thơm của tương vừa ngọt vừa đậm đà mộc mạc. Khi mùa đông đến lũ trẻ chúng tôi lại vây quanh những gốc trám già để tìm kiếm những mảnh nhựa trám trông giống như nhựa thông. Tối tối đốt nhựa trám trong những chiếc ống bơ cũ vừa làm đèn soi đường vừa để làm tan cái giá rét đêm đông khi đi học nhóm. Mà hình như cái làn khói ngan ngát hương xạ rất đặc trưng còn như phảng phất trong tôi đến tận bây giờ.
Thành đất Cổ Loa
Thành Cổ Loa bao quanh nhiều khu ruộng
Kỷ niệm về rừng chám quê tôi thì không biết thế nào cho hết được. Lũ trẻ
chúng tôi đã gắn bó với rừng chám cả chục năm trời. Bao chuyện vui buồn, hờn giận, bao cuộc chơi đùa quên cả bữa ăn. Những cuộc trại hè giữa những năm yên bình giữa hai cuộc chiến; những kỳ ôn thi ngồi dưới gốc chám già… Nhiều, nhiều lắm, không thể nào nói hết, những kỷ niệm ấu thơ đã ngấm vào máu thịt tự khi nào! Nhưng vĩnh viễn mất rồi, rừng chám quê tôi. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, người ta đã phá bỏ chúng để xây dựng một nhà ga dã chiến. Về ý nghĩa chiến lược của sự việc đó chúng tôi không hiểu rõ lắm, nhưng nỗi tiếc thương “ Rừng Chám” có lẽ chẳng bao giờ có thể nguôi ngoai. Giá như bây giờ nó vẫn còn nguyên vẹn như xưa thì không biết bao nhiêu cuộc vui sẽ được tổ chức tại đây. Hơn thế nữa chắc chắn nó trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn số một ngay sát phía bắc Thủ đô. Cùng với di tích Cổ Loa thành nó cũng tạo cho người dân quê tôi một “ nền công nghiệp không khói ” với thu nhập không nhỏ. Giá như nó vẫn như xưa, con cháu chúng tôi lại có nhiều kỷ niệm êm đềm sâu đậm hơn cả chúng tôi ngày ấy. Bởi lẽ hiện thời giữa cuộc sống ồn ã, bận rộn, đến đâu cũng thấy bê tông, sắt thép mà có một thảm cây xanh như một ốc đảo giữa đất này thì tuyệt diệu biết bao. Tất cả chỉ giá như thôi, ốc đảo thần tiên đâu còn nữa, cả những vòng thành cũng dần thành gạch ngói, nhà dân. Dù muộn còn hơn không, chúng tôi mong muốn mọi người cùng nhau gìn giữ bảo tồn những gì còn sót lại để đời sau còn hiểu được quê mình…
Tháng 7 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Bãi sắn ven Thành Cổ Loa
Theo một số tư liệu lịch sử ghi lại thì quê tôi nằm liền kề phía Bắc vòng thành thứ 3 của Cổ Loa thành. Khi chúng tôi còn ở cái tuổi “ chăn trâu cắt cỏ” thì những vòng thành còn sừng sững bao quanh. Những cái tên thân thương tưởng chừng không bao giờ mất: Đường Quan Báo, gò Ông Đống, Núi Đỏ, Cửa Trấn Bắc, Rừng Tây…
Cửa Trấn Bắc
Nhiều gò đất cao
Nằm giữa vòng thành thứ hai và vòng thành thứ ba là “ Rừng Trám”. Những cây trám đen cổ thụ có lẽ cũng hàng trăm năm tuổi. Nhiều cây tỏa bóng mát cả nửa sào đất, lớp vỏ đã sần sùi, nứt nẻ, ba đứa trẻ chúng tôi nối vòng tay mà chưa ôm hết thân cây. Rừng trám mênh mông có lẽ cũng hàng nghìn cây to nhỏ xen tán bên nhau mát rợp cả một vùng. Có lẽ ở lứa tuổi chúng tôi ngày ấy chẳng có ai không có những kỷ niệm đáng nhớ với rừng trám quê hương. Chiều chiều vắt vẻo trên lưng trâu, chúng tôi rồng rắn nối đuôi nhau vượt qua con đường xe lửa, lan tỏa ra dưới những tán lá trám rậm rì. Cứ thế chúng tôi nô đùa thỏa thích mặc cho lũ trâu ung dung gặm cỏ suốt chiều. Những ngày tháng ba, khi những quả trám non vừa bằng ngón tay út ngơ ngác vượt qua tán lá nhìn ngắm bầu trời, cũng là lúc chúng tôi có dịp ăn thỏa thích. Những trái trám non chấm muối ớt vừa chát, vừa bùi, hăng hăng, thơm thơm khó tả. Cũng phải nói thêm hàng tháng trời với hàng trăm đứa trẻ tự do trèo hái quả cũng chẳng thấm vào đâu. Năm nào trám cũng sai quả, nặng trĩu đầu cành. Cuối tháng bảy, đầu tháng tám, những trái trám bắt đầu chín đen. Chúng tôi lại thi nhau vặt đầy vạt áo chạy đến những vũng nước hiếm hoi ở khu đất trũng ven “rừng ”. Những trái trám được ngâm trong vũng nước nóng ran dưới cái nắng “ rám trái bưởi ” chừng 20 phút là chín nụng, thế là lũ trẻ vớt lên thi nhau xoa xoa vào vạt áo, ống quần rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Trám chín ăn bùi, thơm lại có vị béo ngậy. Những hàm răng trắng tởn bỗng tím đen, đứa nọ nhìn đứa kia cười chảy nước mắt rồi lại hò hét đuổi nhau làm cho lũ chim trên cành cũng bay túa lên cao. Cuộc đời đã cho tôi được đi, được sống nhiều nơi, nhưng chưa đâu có nhiều trám đen đến vậy. Đã có thời trám đen nổi danh cùng tương ngọt quê tôi lan rộng khắp vùng. Trám hái về cho vào rổ, dùng chân chà sát nhiều lần cho hết lớp nhựa bao quanh ( người dân quê tôi thường gọi là lớp xáp ). Nếu không bỏ hết lớp “xáp” ấy thì vỏ cứng, ăn chát. Khi nấu chỉ cần bỏ trám vào nồi nước đã đun nóng khoảng gần 90 độ, nhắc khỏi bếp, đậy vung chừng 20 phút là chín nục. Nếu đun sôi thì càng đun trám càng cứng, không thể ăn được. Trám đen chấm tương Dục Nội thì thật là một tuyệt tác thiên nhiên ban tặng cho miền quê đồng ruộng bạc màu này. Vị trám béo bùi lẫn trong hương thơm của tương vừa ngọt vừa đậm đà mộc mạc. Khi mùa đông đến lũ trẻ chúng tôi lại vây quanh những gốc trám già để tìm kiếm những mảnh nhựa trám trông giống như nhựa thông. Tối tối đốt nhựa trám trong những chiếc ống bơ cũ vừa làm đèn soi đường vừa để làm tan cái giá rét đêm đông khi đi học nhóm. Mà hình như cái làn khói ngan ngát hương xạ rất đặc trưng còn như phảng phất trong tôi đến tận bây giờ.
Thành đất Cổ Loa
Thành Cổ Loa bao quanh nhiều khu ruộng
Kỷ niệm về rừng chám quê tôi thì không biết thế nào cho hết được. Lũ trẻ
chúng tôi đã gắn bó với rừng chám cả chục năm trời. Bao chuyện vui buồn, hờn giận, bao cuộc chơi đùa quên cả bữa ăn. Những cuộc trại hè giữa những năm yên bình giữa hai cuộc chiến; những kỳ ôn thi ngồi dưới gốc chám già… Nhiều, nhiều lắm, không thể nào nói hết, những kỷ niệm ấu thơ đã ngấm vào máu thịt tự khi nào! Nhưng vĩnh viễn mất rồi, rừng chám quê tôi. Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, người ta đã phá bỏ chúng để xây dựng một nhà ga dã chiến. Về ý nghĩa chiến lược của sự việc đó chúng tôi không hiểu rõ lắm, nhưng nỗi tiếc thương “ Rừng Chám” có lẽ chẳng bao giờ có thể nguôi ngoai. Giá như bây giờ nó vẫn còn nguyên vẹn như xưa thì không biết bao nhiêu cuộc vui sẽ được tổ chức tại đây. Hơn thế nữa chắc chắn nó trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn số một ngay sát phía bắc Thủ đô. Cùng với di tích Cổ Loa thành nó cũng tạo cho người dân quê tôi một “ nền công nghiệp không khói ” với thu nhập không nhỏ. Giá như nó vẫn như xưa, con cháu chúng tôi lại có nhiều kỷ niệm êm đềm sâu đậm hơn cả chúng tôi ngày ấy. Bởi lẽ hiện thời giữa cuộc sống ồn ã, bận rộn, đến đâu cũng thấy bê tông, sắt thép mà có một thảm cây xanh như một ốc đảo giữa đất này thì tuyệt diệu biết bao. Tất cả chỉ giá như thôi, ốc đảo thần tiên đâu còn nữa, cả những vòng thành cũng dần thành gạch ngói, nhà dân. Dù muộn còn hơn không, chúng tôi mong muốn mọi người cùng nhau gìn giữ bảo tồn những gì còn sót lại để đời sau còn hiểu được quê mình…
Tháng 7 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Mỗi ngày Trường Sơn
Mỗi sớm sương giăng núi gần xa
Như mùa xuân ấm khoảng rừng già
Đoàn quân xuất kích ra tiền tuyến
Trầm hùng điệp khúc “hành quân xa”.
Mặt trời vươn dậy trên vòm cây,
Hè về, áo lính đẫm mồ hôi
Qua khe lá nhỏ đường vàng nắng
Vượt đèo, dốc dựng…rợp bướm bay.
Suốt ngày trải nắng thấm mệt rồi,
Hoàng hôn lê gót phía trời tây.
Lính trẻ rảo chân về Bãi khách
Thu vui lan nhẹ theo gió lay…
Sương khuya say ngắm cả trời sao
Lơ đãng rơi vào cánh võng trao.
Gió đêm se lạnh lùa Đông tới,
Mà vẫn ấm nồng những chiêm bao.
Vẫn biết Trường sơn có hai mùa,
Thương lính ngày đêm vượt trùng xa
Nóng lòng giết giặc!… Nên rừng núi
Mỗi ngày chuyển vội bốn mùa qua.
Tháng 3 năm 1970.
Nguyễn Hữu Thắng
Như mùa xuân ấm khoảng rừng già
Đoàn quân xuất kích ra tiền tuyến
Trầm hùng điệp khúc “hành quân xa”.
Mặt trời vươn dậy trên vòm cây,
Hè về, áo lính đẫm mồ hôi
Qua khe lá nhỏ đường vàng nắng
Vượt đèo, dốc dựng…rợp bướm bay.
Suốt ngày trải nắng thấm mệt rồi,
Hoàng hôn lê gót phía trời tây.
Lính trẻ rảo chân về Bãi khách
Thu vui lan nhẹ theo gió lay…
Sương khuya say ngắm cả trời sao
Lơ đãng rơi vào cánh võng trao.
Gió đêm se lạnh lùa Đông tới,
Mà vẫn ấm nồng những chiêm bao.
Vẫn biết Trường sơn có hai mùa,
Thương lính ngày đêm vượt trùng xa
Nóng lòng giết giặc!… Nên rừng núi
Mỗi ngày chuyển vội bốn mùa qua.
Tháng 3 năm 1970.
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
Cây bàng trước lớp
Có tự bao giờ cây bàng trước lớp
Khoảng trời tuổi thơ, một tán ô xanh
Mãi xôn xao tiếng gió luồn cành
Qua kẽ lá xoe tròn mắt nắng.
Ngơ ngác cùng bàng suốt tháng ngày bình lặng
Vòm ô xanh ngân vang tiếng ve
Như dây đàn căng xao xuyến trưa hè
Nền cát bỏng vắng bàn những chân nhỏ.
Mỗi chiếc lá rơi như lòng bàng trăn trở
Gửi hồn vào trái chín sắc vàng thu
Để khoảng trời con đầy ắp tiếng trẻ thơ
Để giọt nắng nhẹ vương trang giấy trắng.
Để không gian thơm nồng hơi gió thoảng
Để thu vui đừng vội gọi đông về
Những chiếc lá tròn nhè nhẹ đong đưa
Lắng nghe, lắng nghe nhựa đời cuộn chảy.
Dẫu đã biết lòng bàng tha thiết vậy
Không gian buồn vẫn xào xạc gió đông,
Bàng thương thương lại ủ than hồng
Lá đỏ rơi..rơi.. xà vào lòng đất.
Dáng bồn chồn cây vươn mình khao khát
Vội vã đầu cành loé sáng ngọn lửa xuân
Lại mênh mông bát ngát khoảng trời xanh
Lại xao xuyến trang giấy vờn mắt nắng
Những chùm hoa như châm cài mây trắng
Những chòm sao nhí nhảnh khoảng trời thơ
Và mãi cho đời dịu mát vòm ô.
Tháng 11 năm 1998
Nguyễn Hữu Thắng
" Đầu cành lóe sáng ngọn lửa xuân"
" Bàng thương thương lại ủ than hồng
Lá đỏ rơi... rơi... xà vào lòng đất"
" những chùm hoa như châm cài mây trắng"
" ...Trái chín sắc vàng thu"
" ... Khoảng trời con đầy ắp tiếng trẻ thơ"
Khoảng trời tuổi thơ, một tán ô xanh
Mãi xôn xao tiếng gió luồn cành
Qua kẽ lá xoe tròn mắt nắng.
Ngơ ngác cùng bàng suốt tháng ngày bình lặng
Vòm ô xanh ngân vang tiếng ve
Như dây đàn căng xao xuyến trưa hè
Nền cát bỏng vắng bàn những chân nhỏ.
Mỗi chiếc lá rơi như lòng bàng trăn trở
Gửi hồn vào trái chín sắc vàng thu
Để khoảng trời con đầy ắp tiếng trẻ thơ
Để giọt nắng nhẹ vương trang giấy trắng.
Để không gian thơm nồng hơi gió thoảng
Để thu vui đừng vội gọi đông về
Những chiếc lá tròn nhè nhẹ đong đưa
Lắng nghe, lắng nghe nhựa đời cuộn chảy.
Dẫu đã biết lòng bàng tha thiết vậy
Không gian buồn vẫn xào xạc gió đông,
Bàng thương thương lại ủ than hồng
Lá đỏ rơi..rơi.. xà vào lòng đất.
Dáng bồn chồn cây vươn mình khao khát
Vội vã đầu cành loé sáng ngọn lửa xuân
Lại mênh mông bát ngát khoảng trời xanh
Lại xao xuyến trang giấy vờn mắt nắng
Những chùm hoa như châm cài mây trắng
Những chòm sao nhí nhảnh khoảng trời thơ
Và mãi cho đời dịu mát vòm ô.
Tháng 11 năm 1998
Nguyễn Hữu Thắng
" Đầu cành lóe sáng ngọn lửa xuân"
" Bàng thương thương lại ủ than hồng
Lá đỏ rơi... rơi... xà vào lòng đất"
" những chùm hoa như châm cài mây trắng"
" ...Trái chín sắc vàng thu"
" ... Khoảng trời con đầy ắp tiếng trẻ thơ"
Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011
Mùa khô Trường Sơn
Mấy tháng rồi Trường Sơn không mưa
Nước chỉ còn giữa lòng suối lớn
Nơi máy bay thù ngày đêm quần lượn
Chúng tôi men theo triền núi cao.
Vai nặng ba lô, súng đạn, nồi niêu
Áo đẫm mồ hôi thấm đầy bụi cát
Cứ day dứt suốt cả ngày cơn khát
Giữa trập trùng vách đá cheo leo.
Thấy cây chuối rừng chặt nhỏ chia nhau
Mỗi đứa một khoanh nhai ngấu nghiến.
Nhựa chuối đen lem nhem quanh miệng
Đỡ khát, nhìn nhau không nhịn được cười.
Mùa khô Trường Sơn, nắng xanh trời,
Khói đắng vờn quanh hố bom loang lổ.
Suốt khe cạn bướm rủ nhau hợp chợ,
Tán lá rừng lóng lánh sợi tơ vương
Mùa khô Trường Sơn hối hả những nẻo đường.
Bộ đội hành quân vào mặt trận.
Dù cơn khát suốt cả ngày quanh quẩn,
Những nụ cười lính trẻ vẫn tươi nguyên
Tháng 3 năm 1970
Nguyễn Hữu Thắng
Nước chỉ còn giữa lòng suối lớn
Nơi máy bay thù ngày đêm quần lượn
Chúng tôi men theo triền núi cao.
Vai nặng ba lô, súng đạn, nồi niêu
Áo đẫm mồ hôi thấm đầy bụi cát
Cứ day dứt suốt cả ngày cơn khát
Giữa trập trùng vách đá cheo leo.
Thấy cây chuối rừng chặt nhỏ chia nhau
Mỗi đứa một khoanh nhai ngấu nghiến.
Nhựa chuối đen lem nhem quanh miệng
Đỡ khát, nhìn nhau không nhịn được cười.
Mùa khô Trường Sơn, nắng xanh trời,
Khói đắng vờn quanh hố bom loang lổ.
Suốt khe cạn bướm rủ nhau hợp chợ,
Tán lá rừng lóng lánh sợi tơ vương
Mùa khô Trường Sơn hối hả những nẻo đường.
Bộ đội hành quân vào mặt trận.
Dù cơn khát suốt cả ngày quanh quẩn,
Những nụ cười lính trẻ vẫn tươi nguyên
Tháng 3 năm 1970
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Ánh lửa thuốc lào
Ngày ấy giữa núi rừng Trường Sơn mỗi người lính chúng tôi có lẽ chẳng mấy ai không giắt trong ba lô chiếc điếu cày nhỏ xíu. Mỗi khi nghỉ chân lại thi nhau rít một hơi thuốc thật sâu cho bõ cơn thèm. Nhất là những đêm trú quân trong bãi khách, vừa để tránh gió, vừa đề phòng máy bay Mỹ phát hiện, người lính chúng tôi lại "giấu" ngọn lửa hồng cùng chiếc điếu cày nhỏ xinh trong ngực áo, rít hơi thuốc dài rồi phả khói tới mênh mông. Thật sự hình ảnh ấy không bao giờ có thể phai mờ, nó rất lạc quan mà cũng rất thơ...
Đêm Trường sơn tiếng máy bay rền rĩ
Súng liên thanh run bần bật từng tràng
Ánh đèn dù co rúm vào bóng tối
Tiếng điếu cày vẫn thong thả râm ran.
Phút nghỉ chân thấy đất rất êm
Chiến sĩ đầm mình vào kỷ niệm
Chụm đầu bên nhau quanh mồi thuốc đượm
Lại ngả mình phả khói tới mênh mông.
Mặc quân thù nhòm ngó khắp tầng không
Đồng đội vẫn truyền nhau ngọn lửa
Nâng ngực áo che cho khỏi gió
Ánh lửa hồng lại bát ngát màu xanh.
Ánh lửa hồng ấp ủ chỗ trái tim
Soi sáng rõ nụ cười lính trẻ
Suốt dải Trường sơn tưởng chừng đêm lặng lẽ
Giặc đâu ngờ hàng vạn ngọn lửa reo.
Chúng tôi mang theo từ bếp mẹ thân yêu
Sưởi ấm mãi những chặng đường gian khổ
Vợi bớt nhớ nhung trước giờ súng nổ
Thêm vững tin trút lửa xuống đầu thù.
Tháng 2 năm 1970.
Nguyễn Hữu Thắng
Đêm Trường sơn tiếng máy bay rền rĩ
Súng liên thanh run bần bật từng tràng
Ánh đèn dù co rúm vào bóng tối
Tiếng điếu cày vẫn thong thả râm ran.
Phút nghỉ chân thấy đất rất êm
Chiến sĩ đầm mình vào kỷ niệm
Chụm đầu bên nhau quanh mồi thuốc đượm
Lại ngả mình phả khói tới mênh mông.
Mặc quân thù nhòm ngó khắp tầng không
Đồng đội vẫn truyền nhau ngọn lửa
Nâng ngực áo che cho khỏi gió
Ánh lửa hồng lại bát ngát màu xanh.
Ánh lửa hồng ấp ủ chỗ trái tim
Soi sáng rõ nụ cười lính trẻ
Suốt dải Trường sơn tưởng chừng đêm lặng lẽ
Giặc đâu ngờ hàng vạn ngọn lửa reo.
Chúng tôi mang theo từ bếp mẹ thân yêu
Sưởi ấm mãi những chặng đường gian khổ
Vợi bớt nhớ nhung trước giờ súng nổ
Thêm vững tin trút lửa xuống đầu thù.
Tháng 2 năm 1970.
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
Chiều trung du
Nhớ lại một chiều tháng 7 cách đây 37 năm về trước, khi vừa từ đất Lào về lại hậu cứ tại một miền trung du phía trước dãy Trường Sơn.
Trời lại cao sau mỗi trận mưa chiều
Trường sơn mơ màng trong cầu vồng bảy sắc
Trên đỉnh non cao lúc này mây trắng nhất
Trôi bồng bềnh giữa dải núi thẳm xanh
Chiều trung du trôi qua rất nhanh
Sau trưa nắng chói trang là trận mưa hò hẹn
Mây từ xa từng đàn kéo đến
Trút oi nồng, khoác áo trắng nhởn nhơ.
Trời miền Tây tím biếc tự bao giờ
Ai chuốt nắng những mũi kim nhọn hoắt
Thêu trên cao từng cánh chim dìu dặt
Chở ánh chiều đi xa.
Tự miền Tây núi thoải mái nhà
Cây xanh, cây xanh long lanh hương đất
Gió đưa nôi cho màu rừng chân thật
Nâng sóng trời lên cao
Miền Tây, miền Tây nắng lửa, mưa gào.
Suốt cuộc đời biết bao trăn trở
Vẫn ngọt ngào màu xanh xứ sở
Vẫn yêu thương trong tím biếc hoàng hôn.
Tháng 7 năm 1974.
Nguyễn Hữu Thắng
Trời lại cao sau mỗi trận mưa chiều
Trường sơn mơ màng trong cầu vồng bảy sắc
Trên đỉnh non cao lúc này mây trắng nhất
Trôi bồng bềnh giữa dải núi thẳm xanh
Chiều trung du trôi qua rất nhanh
Sau trưa nắng chói trang là trận mưa hò hẹn
Mây từ xa từng đàn kéo đến
Trút oi nồng, khoác áo trắng nhởn nhơ.
Trời miền Tây tím biếc tự bao giờ
Ai chuốt nắng những mũi kim nhọn hoắt
Thêu trên cao từng cánh chim dìu dặt
Chở ánh chiều đi xa.
Tự miền Tây núi thoải mái nhà
Cây xanh, cây xanh long lanh hương đất
Gió đưa nôi cho màu rừng chân thật
Nâng sóng trời lên cao
Miền Tây, miền Tây nắng lửa, mưa gào.
Suốt cuộc đời biết bao trăn trở
Vẫn ngọt ngào màu xanh xứ sở
Vẫn yêu thương trong tím biếc hoàng hôn.
Tháng 7 năm 1974.
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
Xứ đồng quê mình
Từ nhỏ con đã theo cha
Vác cái cào, cái cuốc
Bốn mùa lặn lội
Ruộng thấp
Đồng cao
Mỗi xứ đồng
Mỗi mảnh ao
Có tự khi nào
Những cái tên hoang sơ mộc mạc
Đồng Dõng, Đồng Ngồ, Đồng Pheo, Đồng Vực .
Ao Dứa, Ao Hồ, Ao Đuổng, Ao Ngư …
Cánh đồng phẳng mênh mông
Vẫn gọi là gò
Đã Gò Á lại có thêm Gò Trọc…
Từ ven Nẩy
Rậm rì cỏ lác
Đến chon von Núi Đỏ
Cằn khô
Thửa ruộng nào cũng nhăn nếp âu lo…
Con thường hỏi
Vì sao ?
Cha lắc đầu
Không rõ !
Cha chỉ xuống chân
Xứ này: Đồng Vỡ
Oằn lưng trâu
Gãy cả ách cày
Nỗi nhọc nhằn đeo đẳng mấy đời nay …
Chiều tháng chạp
Con theo mẹ bổ đất chiêm Mạch Quế
Hai gót chân toác nẻ
Không hương quế đâu
Chỉ thấy mắt cay sè
Giọt mồ hôi nồng
Đuổi cái rét tái tê.
Tháng sáu mưa dông
Xé rách đêm hè
Suốt năm canh bà còn thắc thỏm
Tổ Sáo, Cây Chim, Đồng Mỏm …
Những cái tên nghe xa lắc xa lơ
Gợi nhớ về một thuở xa xưa
Giữa mênh mang trời nước.
Chân lấm tay bùn
Dân quê mình vẫn nuôi nhiều mơ ước
Ao Mật, Đồng Bùi, Cầu Sen, Đình Bạc
Mơ đến giàu sang
Hy vọng ngọt bùi.
Mùa lại mùa
Vẫn cái bắp, củ khoai!
Tháng tám
Ngày ba
Giáp hạt rồi
Quẩn quanh cái đói
Người lại lục tìm trong đợi chờ
Mong mỏi
Chưa có lối ra: Dộc Cụt, Dộc Cùng…
Xanh sạm lá khoai
Cây sắn gầy còm
Khắc khoải ngóng cơn mưa đầu hạ
Trời vẫn thương
Người vẫn tin
Để đặt tên Ao Hóa
Mong có phép thần.
Trời đất đổi thay...
No đủ thật rồi!
Những xứ đồng hôm nay
Vẫn hiển hiện
Mà đã là cổ tích …
Tháng 7 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011
Ước gì
Ước gì còn nếp trường xưa
Rêu phong mái ngói, lưa thưa tán bàng
Con đường cát trắng mịn màng
Vờn quanh vạt cỏ nhuốm vàng sắc Thu
Bóng đa cổ thụ trầm tư
Lắng nghe tiếng trẻ bi bô học bài
Trong như giọt nắng ban mai
Treo trên ngọn lá cho ai thẫn thờ.
Bỗng đâu cơn gió thoảng qua
Lung linh giọt nắng vỡ òa trong sương
Để rồi còn mãi vấn vương
Bóng đa cổ thụ, mái trường rêu phong,
“ Tay em cầm quyển sách hồng
Ngày ngày cùng bạn đến trường học vui ” *
Câu thơ xưa vắt ngang trời
Xôn xao một thuở, suốt đời nâng niu
Hôm nay trong nắng xế chiều
Ước gì vẫn rộng cánh diều tuổi thơ
Vẫn thơm trang vở ngày xưa
Nghiêng nghiêng nét mực tím mờ chân mây.
Ước gì ! Chỉ ước gì thôi ...
Xuân 2009
* Câu thơ trong bài học thuộc lòng thuở ấy.
Nguyễn Hữu Thắng
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
Tiếng ve trưa hè
Trưa hè
Tiếng ve mỏng mảnh
Căng sợi tơ vàng
Qua những vòm cây.
Treo giữa chơi vơi
Một trời nắng đong đầy.
Thả những hạt vàng xuống cánh đồng đang gặt
Thả vào lưng áo cha giọt mồ hôi
Bỏng rát.
Thả vào mắt mẹ vị muối mặn
Cay sè.
Thả lửa chàm
Rang đỏ cát đường quê.
Trưa hè
Râm ran tiếng ve
Gom nắng sân đình
Nhuốm trái đa vàng rộm.
Ngả bóng rặng tre
Trâu nhai trầu bỏm bẻm.
Tắm bến ao làng
Lũ trẻ lao xao.
Hòa giữa mênh mông
Vi vút sáo diều.
Trưa hè
Tiếng ve trong veo
Long lanh
Long lanh xoe tròn mắt trẻ
Sợi tơ vương thẳng dòng trang vở
Xao xuyến bồi hồi
Náo nức mùa thi.
Trưa hè
Trưa hè
Rạo rực tiếng ve …
Tháng 6 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Tiếng ve mỏng mảnh
Căng sợi tơ vàng
Qua những vòm cây.
Treo giữa chơi vơi
Một trời nắng đong đầy.
Thả những hạt vàng xuống cánh đồng đang gặt
Thả vào lưng áo cha giọt mồ hôi
Bỏng rát.
Thả vào mắt mẹ vị muối mặn
Cay sè.
Thả lửa chàm
Rang đỏ cát đường quê.
Trưa hè
Râm ran tiếng ve
Gom nắng sân đình
Nhuốm trái đa vàng rộm.
Ngả bóng rặng tre
Trâu nhai trầu bỏm bẻm.
Tắm bến ao làng
Lũ trẻ lao xao.
Hòa giữa mênh mông
Vi vút sáo diều.
Trưa hè
Tiếng ve trong veo
Long lanh
Long lanh xoe tròn mắt trẻ
Sợi tơ vương thẳng dòng trang vở
Xao xuyến bồi hồi
Náo nức mùa thi.
Trưa hè
Trưa hè
Rạo rực tiếng ve …
Tháng 6 năm 2011
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
Ba mươi năm gặp lại tuổi thơ
Thuở ấy chúng tôi chia tay nhau vội vã trong lưu luyến, lo âu. Chiến tranh, bom đạn mịt mù phía trước. Mấy ai dám nghĩ đến ngày gặp lại để hẹn hò nhau. Phần lớn bọn con trai chúng tôi ra mặt trận, cả một số bạn gái cũng lên đường hướng tới tiền phương. Thế rồi chúng tôi hầu như bặt tin nhau suốt những năm khói lửa. Đất nước hòa bình, mỗi con người lại tất bật ngược xuôi với bát cơm manh áo mà bẵng quên đi quãng đời mơ mộng tuổi học trò. Phải đến ba mươi năm sau kể từ ngày xếp bút nghiên để chia xa trăm ngả, chúng tôi mới có điều kiện tìm gặp lại nhau. Trong niềm vui tay bắt mặt mừng, không khỏi ngậm ngùi với những người bạn đã nằm xuống không còn góp mặt trong buổi đoàn viên. Tôi đã viết mấy dòng mộc mạc trong buổi trở về gặp lại tuổi thơ hôm ấy. Từ đó đến nay, hàng năm chúng tôi vẫn tìm đến nhau để hàn huyên câu chuyện cửa nhà, con cái, ôn lại chuyện xưa để nhớ một thời. Thoắt đã 44 năm kỷ niệm ngày ra trường chúng tôi lại đọc cho nhau nghe mấy vần thơ tôi viết dạo nào...
Ba mươi năm gặp lại tuổi thơ
Ký ưc hồn nhiên giữ tròn tình bạn
Phút giây này mờ nếp nhăn trên trán
“Tiếng cậu, tiếng mình” nhuộm tóc bớt hoa râm
Ba mươi năm từ thuở đạn bom
Mỗi đứa một phương theo dòng đời hối hả
Vội vã, ngỡ ngàng, hồn nhiên tuổi trẻ
Buổi ra đi chưa kịp hẹn ngày về
Ba mươi năm, vẫn một nỗi say mê
Chưa nói cùng nhau nhưng lòng thầm hẹn
Để hôm nay giữa trăm bề bận rộn,
Ta lại về đây gom lại tiếng cười
Ba mươi năm, ngót nửa cuộc đời
Chợt nhớ, chợt quên một thời đi học
Những lối nòm quanh quãng đời khó nhọc
Chia nhau từng trang giấy, bát cơm
Ba mươi mùa xanh nhớ chiếc mũ rơm
Tiếng cười râm ran trong hào đất đỏ
Những đêm thâu xẻ cho nhau ngọn lửa
Thắp hồng trang giấy đón bình minh
Ba mươi năm vẫn nhớ mái nhà tranh
Hầm đất rạn vân như từng thớ đá
Đã chở che cả thời thơ trẻ
Lại khắc ghi kỷ niệm đến bây giờ
Ba mươi mùa phượng gọi tiếng ve
Chưa một lần về thăm trường cũ
Vẫn nghe rõ tiếng bạn bè nhắn nhủ
Trong mỗi gian nan vẫn nhớ lời thày
Ba mươi năm rồi, chúng mình lại về đây
Để ngắm nhìn nhau, ai còn, ai mất!
Nỗi bâng khuâng bỗng ùa về bất chợt
Mà nhớ, mà thương,… mà kiêu hãnh một thời.
Tháng 3 năm 1997
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
Chiều xuân Bái Đính
Bái Đính chiều xuân
Không quen!
Không lạ !
Giữa ngổn ngang đất đá
Cây rừng
Tiếng chuông chùa vọng vào thinh không
Tung bụi mưa bay
Dòng người hành hương về đất phật.
Vẫn bộn bề
Mung lung trời đất
Những pho tượng
Đứng
Ngồi
Trầm mặc
Nghiêm trang
Đã kịp về
Xếp hàng dọc hành lang.
Những pho tượng từ bi
Ngắm đoàn người đông đúc
Thương cảm
Lo âu
Chốn nhân gian
Trần tục
Đói !
No !
Hoạn nạn !
Bằng an !
Lữ khách hành hương về chốn cửa thiền
Cũng chất chồng tâm trạng
Kẻ khắc khoải cầu xin
Người ước nguyền
Thầm lặng
Chẳng biết hỏi đâu !
Đều đến nơi này
Mong phật rủ lòng
Mở rộng vòng tay.
Họ móc hầu bao
Moi những đồng bạc lẻ
Dúi vào vạt áo cà sa
Lẽ thường nhân thế
Ngước mắt lên
Thành kính
Chắp tay.
Đứng trên cao
Có vị chau mày
Nghiêm nét mặt
Hay mỉm cười mãn nguyện.
Những đồng bạc nằm yên
Sau làn khói quyện
Nén hương thơm nghi ngút
Lên trời
Bái Đính chiều nay
Trầm lắng những mảnh đời
Lời nguyện cầu
Lòng từ bi ban phước
Ngày lại ngày
Thực hư !
Hư thực !
Sức mạnh
Lương tâm ?
Tiền bạc ?
Uy quyền ?
Câu trả lời ...
Đỏ mắt trần gian !
Tháng 3 năm 2010
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011
Chiều mưa biển Cát Bà
Biển Cát Bà
Chiều hạ
Mưa giăng
Biển lặng lẽ
Gió trườn mình uể oải
Ngoài khơi xa
Đảo chốn đâu không thấy
Mây chụm đầu
Kéo biển lại gần hơn.
Mưa cứ rơi
Biển cười lúm đồng tiền
Mà mắt biếc bớt phần xa thẳm
Sóng ngập ngừng
Men theo bờ cát trắng
Sợ vô tình làm mờ vết chân thon.
Hàng phượng ven bờ hình như xanh hơn
Cho áo em thêm hồng rạng rỡ
Phố biển chiều nay không ồn ã
Nghe bước chân em dạo gót cùng mưa.
Nghĩ gì em?
Trong mờ ảo
Cát Bà ...
Cát Bà 24-6-2011
Nguyễn Hữu Thắng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)